-는/은
Phạm trù
Trợ từ bổ trợ
Cấu tạo
Gắn vào sau danh từ hoặc phó từ cũng như vĩ tố hay trợ từ khác, bổ sung thêm ý nghĩa cho từ ngữ đứng trước.
Khi gắn vào sau danh từ có chức năng làm chủ ngữ, tân ngữ thì trợ từ cách được tỉnh lược và chỉ dùng ‘-는/은’. Còn các trường hợp khác thì dùng kết hợp với trợ từ khác. Thỉnh thoảng dùng kết hợp với vĩ tố hoặc phó từ.
Ý nghĩa
Khi danh từ gắn ‘-는/은’ đứng đầu câu thì diễn tả danh từ đó là chủ đề của câu, còn trường hợp được dùng kết hợp với hình vị khác không phải là danh từ thì diễn tả nghĩa ‘tương phản’ và ‘nhấn mạnh’.
Trường hợp diễn tả chủ đề
Gắn vào danh từ ở đầu câu diễn đạt danh ngữ đó là chủ đề của câu.
Ví dụ
오늘은 집에서 쉬겠습니다.
Hôm nay tôi sẽ nghỉ ở nhà.
그는 친절하게 길을 가르쳐 주었어요.
Anh ấy đã chỉ được một cách ân cần.
혜리는 키가 큰니다.
Hyeri cao lớn.
이 방만은 햇별이 잘 들어요.
Phòng này nhiều nắng vào.
김치는 한국의 대표적인 음식이다.
Kimchi là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc.
Trường hợp diễn tả sự tương phản hay nhấn mạnh
Vế trước và vế sau trong quan hệ đối chiếu.
Ví dụ
그는 듣기는 못하지만 말하기는 잘합니다.
Nó nghe dở nhưng nói giỏi.
선생님은 말씀하시는데 학생은 졸고 있어요.
Thầy nói còn trò ngủ gật.
기차는 출발하는데 사람들은 저기서 이야기만 한다.
Xe lửa khởi hành mà mọi người mải lo trò chuyện ở đằng kia.
엄마는 일을 하고 애기는 논다.
Mẹ làm việc còn con chơi đùa.
일은 급하고 전화는 안 되니 큰 일입니다.
Việc gấp mà điện thoại không được, gay go quá.
Trường hợp dùng sau vĩ tố hay trợ từ khác
Hạn định nghĩa của trợ từ đứng trước bằng nghĩa tương phản hay nhấn mạnh.
Dùng sau một số phó từ hay vĩ tố, lúc này bổ sung thêm nghĩa tương phản hay nhấn mạnh vào nghĩa của từ ngữ đứng trước.
Ví dụ
교실에서는 장난하지 마세요.
Đừng đùa giỡn trong lớp học.
사람이 빵만으로는 살 수 없다.
Con người không thể sống chỉ bằng bánh mì.
하국말을 잘은 못 해요.
Dở tiếng Hàn lắm.
조금은 가져도 돼요.
Lấy một ít cũng được.
집이 멀지는 않아요.
Nhà không xa.
Phụ chú
Các dùng của ‘-가/이’ và ‘-는/은’
Khi ‘-가/이’ và ‘-는/은’ có chức năng làm trợ từ chủ cách trong câu thì khó mà nhận biết được sự khác biệt và dễ nhầm lẫn cách dùng của chúng.
➀ 준수가 집에 있다.
➁ 준수는 집에 있다.
Joonsu ở nhà.
Trường hợp dịch sang tiếng Anh hay ngôn ngữ khác thì khó mà diễn tả được sự khác biệt ‘-가/이’ và ‘-는/은’. Tuy nhiên, ‘준수가’ của câu ➀ chỉ sự tồn tại của một người có tên là Joonsu, ngược lại ‘준순는’ của câu ➁ dùng khi diễn tả chủ đề của câu nói, Joonsu ở nhà nhưng quan tâm đến sự tồn tại của người khác tạo nên sự đối chiếu với Joonsu.
➂ 준수가 대학생이 되었다.
➃ 준수는 대학생이 되었다.
Joonsu đã trở thành sinh viên.
Câu ➂ báo cáo sự việc Joonsu đã trở thành sinh viên, ‘대학생이’ trở thành bổ ngữ của ‘되었다’. Câu ➃ ám chỉ Joonsu đã trở thành sinh viên nhưng gắn thêm một dữ kiện khác vào đó. Tức có thể nghĩ rằng tuy đã trở thành sinh viên nhưng có nhiều vấn đề hoặc không biết có tốt nghiệp được hay không.
➄ 이번에는 제가 찍을 게요.
Lần này tôi chụp cho.
Khi có nhiều người chụp ảnh lưu niệm thì câu ➄ nhắm đến người cầm máy. Câu này có nghĩa nêu bật mình trong nhiều người bằng phương pháp tồn tại có tính chất loại trừ. Vì vậy câu ‘이번에는 제는 찍을 게요.’ trở thành câu sai.
⑥ 저녁은 제가 사겠습니다.
Tôi sẽ bao bữa ăn tối.
Trường hợp này giống câu ➄ tức chỉ định bản thân bằng quan hệ đối lập có tính chất loại trừ giữa nhiều người.