-(으)ㄹ까(요)?

Phạm trù

Vĩ tố kết thúc câu

Cấu tạo

Diễn đạt câu nghi vấn.

Ý nghĩa

Tùy theo ngôi của chủ ngữ là chủ thể của hành động mà ý nghĩa khác đi và theo đó hình thức trả lời cũng khác.

Trường hợp chủ ngữ là ngôi thứ nhất số ít

Kết hợp với động từ, người nói hỏi ý của của người nghe về điều mà mình sẽ hành động sắp tới.

Hình thức trả lời sẽ là dạng mệnh lệnh ‘-ㅂ시오’.

Ví dụ

창문을 닫을까요?

Đóng cửa nhé?

제가 도와드릴까요?

Tôi giúp anh nhé?

이 가방을 어디에다가 놓을까?

Để túi này vào đâu?

최 선생님 오시라고 전화할까?

Gọi điện bảo ông Choi đến nhé?

이 사장님의 비서를 부를까요?

Gọi thư ký của giám đốc Lee nhé?

Trường hợp chủ ngữ là ngôi thứ nhất số nhiều

Kết hợp với động từ, chủ ngữ là ‘우리’ bao gồm cả người nghe, hình thức trả lời lúc này sẽ là dạng đề nghị ‘-ㅂ시다’.

Ví dụ

저기 나무 그늘에서 쉴까요?

Chúng ta nghỉ ngơi dưới bóng cây đằng kia nhé?

모짜르트를 들을까? 쇼팽을 들을까?

Nghe Mozart hay Sophin?

주말에 우리 둘이 여행이나 떠날까?

Cuối tuần hai đứa mình đi du lịch nhé?

양로원 문제는 더 이상 이야기하지 말까요?

Ta đừng bàn thêm vấn đề viện dưỡng lão nữa nhé?

우리가 사는 지구를 보호하기 위해서 뭘 해야 할까요?

Phải làm gì để bảo vệ trái đất mà chúng ta đang sống?

Tường hợp chủ ngữ là ngôi thứ 3

Kết hợp rộng rãi với động từ, tính từ, vị từ 이다, diễn đạt sự suy đoán của người nói đối với hành động hay trạng thái của chủ ngữ.

Dùng câu trả lời có ‘-(으)ㄹ 것입니다’ hay dạng tương tự.

Ví dụ

누가 이길까요? 헌귝 선수가 이길까요?

Ai thắng? Vận động viên Hàn Quốc thắng chứ?

산에 심은 나무들이 잘 자랄까요?

Các loại cây trồng trên núi lớn tốt chứ?

여기서 전주까지 기차로 얼마나 걸릴까요?

Từ đây đến Jeonju bằng xe lửa mất bao lâu?

그 다이아몬드가 정말 진짜일까요?

Viên kim cương đó thực sự là đồ thật à?

이 화초가 실내에서 잘 살까요?

Cây hoa này sống tốt trong nhà chứ?

Trường hợp hỏi người nghe về khả năng đối với hành động mà không liên quan đến ngôi thứ của chủ ngữ

Câu trả lời dùng dạng ‘-(으)ㄹ 것입니다’.

Ví dụ

길이 미끄러운데 버스가 여기까지 올까요?

Đường trơn trượt, xe buýt có đến đây không?

학생들이 이 문제를 틀리지 않고 풀까요?

Các em học sinh giải không sai đề này ư?

여당 의원들이 옳바른 판단을 할까?

Các nghị sĩ đảng cầm quyền pháp đoán đúng không?

부유한 가정에서 자란 아이들이 힘든 훈련을 참고 견딜까?

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có chịu được sự huấn luyện gian khổ không?

우리 모두가 힘을 합친다면 다시 일어날까요?

Nếu tất cả chúng ta hợp sức thì trỗi dậy trở lại được chứ?

Phụ chú

Trường hợp hỏi về khả năng, có nhiều lúc gắn thêm ‘-(으)ㄹ 수 있다’ chỉ khả năng làm rõ nghĩa thêm. Ví dụ:

영화에 나오는 대사를 알아 들을 수 있을까?

Bạn có thể nghe hiểu được lời thoại trong phim không?

저 꼭대기에 있는 감을 딸 수 있을까요?

Anh có thể hái được trái hồng trên đỉnh kia không?

Trường hợp hình thái câu nghi vấn nhưng có chức năng của câu trần thuật

Diễn tả nhấn mạnh nghĩa tương phải với vĩ tố mà câu thể hiện.

Ví dụ

아무리 새것을 버릴까요?

Bỏ cả cái mới hả?

그렇게 큰 회사에서 월급을 제 날짜에 안 줄까요?

Công ty lớn như vậy mà không trả lương đúng ngành ư?

친한 사이인데 그 정도 일로 싸웠을까?

Thân nhau mà lại gây gổ vì việc như thế sao?

떨어져 있다고 마음도 멀어졌을까요? 그렇지 않을 것 같은데요.

Xa mặt cách lòng ư? Có lẽ không vậy đâu.

자기가 낳은 자식을 미워할까요?

Ghét đứa con mà mình sinh ra ư?

Trường hợp được dùng dưới dạng ‘-(이)라고 할까? (hoặc -(이)랄까?), -는다고 할까?’ giống như câu dẫn

Là cách nói dùng khi người nói không nghĩ ra cách diễn đạt mà mình mong muốn nên do dự không thể nói chắc được, phía sau là câu kết luận có tính tổng hợp những lời phía trước.

Ví dụ

그를 만났을 때의 첫인상은 뭐랄까? 촌닭 같았다고 할까? 좀 묘했다.

Ấn tượng ban đâu về khi gặp anh ấy là gì nhỉ? Như kẻ quê mùa? Kỳ diệu thật.

우리 두 사람은 환희랄까? 인생의 가장 아름다운 순간을 맛보았다.

Hai đứa mình vui nhỉ? Nếm trải những giây phút đẹp đẽ nhất trong đời.

부도가 나서 가족이 뿔뿔이 헤어지게 되었을 때의 기분, 좌절감이랄까? 그것은 지금도 잊을 수가 없다.

Tâm trạng khi gia đình bị chia ly do ô nhục, cảm giác tan vỡ nhỉ? Giờ đây vẫn không thể quên được điều đó.

취중이있다고 할까? 흥분했었다고 할까? 그는 내가 이해할 수 없는 말들을 횡설수설 늘어 놓았다.

Say mèm ư? Hưng phấp ư? Nó toàn nói nhảm tôi chẳng thể hiểu gì cả.

그는 내게 미안해서였다고 할까? 아무튼 쓸 데 없이 신경을 쓰고 있었다.

Nó xin lỗi tôi à? Dì sao cũng đã bận tâm một cách vô ích.