Cách kết thúc câu
Mục lục
Khi kết thúc một câu nhất định phải có yếu tố diễn tả sự kết thúc câu. Cách kết thúc diễn tả sự kết thúc câu xuất hiện ở vị ngữ, biểu thị bằng cách gắn vĩ tố kết thúc câu hoặc gắn vĩ tố chuyển thành dạng danh từ vào sau căn tố của vị từ. Vĩ tố kết thúc câu thể hiện kiểu câu và hệ thống diễn ngôn, kiểu câu phân thành câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu đề nghị còn hệ thống diễn ngôn gồm thể trang trọng, thể không trang trọng hoặc dạng đề cao và hạn thấp.
☞[Phụ lục 4] Hệ thống vĩ tố kết thúc câu
Câu trần thuật
Câu trần thuật có thể chia thành câu trần thuật thông thường, câu trần thuật ước hẹn, câu trần thuật xác nhận, câu trần thuật cảm thán tùy theo ý nghĩa mà vĩ tố kết thúc câu diễn đạt. Kết thúc câu trần thuật theo nguyên tắc xuống giọng.
Câu trần thuật thông thường
-ㅂ/(습)니다, -(으)네, -(는/ㄴ)다, -어(아/여)요, -어(아/여)
Với tư cách là những vĩ tố kết thúc câu tiêu biểu diễn tả sự trần thuật của câu thông thường, trong thể trang trọng thì thể 합시오 diễn tả sự đề cao rất nhiều dùng ‘-ㅂ(습)니다’, thể 하게 dùng ‘-(으)네’, cách nói thường (반말) dùng ‘-(는/ㄴ)다’, còn thể không trang trọng dùng ‘-어(아/여)요’, cách nói thường thể không trang trọng dùng ‘-어(아/여)’.
비가 | 옵니다 | 우산 | 여기 | 있습니다 | |
비가 | 오네 | 우산 | 여기 | 있네 | |
비가 | 온다 | 우산 | 여기 | 있다 | |
비가 | 와요 | 우산 | 여기 | 있어요 | |
비가 | 와 | 우산 | 여기 | 있어 | |
Trời mưa | Ô đây |
Câu trần thuật ước hẹn
Trong các loại câu trần thuật có loại câu diễn tả sự hứa hẹn với đối phương bằng cách thể hiện ý muốn mạnh mẽ của người nói, vĩ tố kết thúc câu được dùng lúc này có -(으)마, -(으)ㄹ 게요, -(으)ㄹ 게. Những vĩ tố mang ý nghĩa ước hẹn này chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ.
나 먼저 나갈게.
Tôi đi ra trước.
이 잡지 좀 볼게.
Tôi xem tạp chí này một chút.
이번에는 약속을 꼭 지킬게요.
Lần này tôi nhất định sẽ đúng hẹn.
점심은 내가 내마.
Để tôi trả tiền ăn trưa.
힘든 일은 내가 도와주마.
Việc vất vả để tôi giúp cho.
Phụ chú
- Dùng vĩ tố chỉ thì ‘-겠-‘ chỉ ý định của người nói có thể diễn tả nghĩa hứa hẹn mà không liên quan đến suy nghĩ của người nghe. Tức diễn tả sự hứa hẹn một chiều theo ý muốn của người nói như trong ‘내일은 일을 미치겠니다.’ (Ngày mai tôi sẽ làm xong việc), ‘다시는 나쁜 짓을 안 하겠어요.’(Tôi sẽ không làm điều xấu nữa).
- ’-(으)ㅁ세’ thể 하게 gần đây không còn được dùng nhiều nữa.
Câu trần thuật xác nhận
Vĩ tố kết thúc câu trần thuật xác nhận tiêu biểu có ‘-지요, -지’ là những vĩ tố với tiền đề người nghe cũng suy nghĩ giống như vậy và đồng ý với điều mà người nói suy nghĩ. Vì vậy, ý định của người nói lúc này là xác nhận sự việc chứ không nhằm mục đích tường thuật hay truyền đạt sự việc. Do đó không mong đợi sự đáp ứng.
우리에게는 희망이 있었지.
Chúng tôi từng có hy vọng đấy chứ.
여름에는 바닷가가 좋지.
Vào mùa hè bờ biển đẹp chứ.
혼자 살면 편하고 자유롭지요.
Sống một mình thì thoải mái và tự do.
아이들은 늘 늦게 들어오지요.
Bọn trẻ luôn vào trễ.
구조 조정 때문에 모두가 불안하지요.
Mọi người bất an vì tái cấu trúc.
Câu trần thuật cảm thán
Có loại câu trần thuật mang ý nghĩa cảm thán, vĩ tố kết thúc câu được dùng ở đây có ‘-군, -군요, -구나’.
Câu cảm thán diễn tả sự tôn trọng cao nhìn chung vẫn dùng ‘-ㅂ/습니다’ để diễn tả sự cảm thán, ở thể 해 thì dùng ‘-어/(아/여)’. Trong trường hợp này, bằng cách dùng phó từ diễn tả cảm giác sẽ tạo nên nghĩa cảm thán một cách rõ ràng. Dấu câu diễn tả sự kết thúc câu dùng dấu chấm hoặc dấu chấm than.
음식이 참 맛있습니다.
Món ăn thật là ngon!
차가 밀리는군!
Kẹt xe quá!
남대문 시장에는 물건이 굉장히 많더군요.
Ở chợ Namdaemun hàng hóa nhiều lắm!
아, 지잡이 여기 있구나.
A, cái ví ở đây!
감기가 심하구나.
Cảm nặng quá!
Câu nghi vấn
Câu nghi vấn gồm có câu nghi vấn thông thường diễn tả câu hỏi thông thường, câu nghi vấn có từ để hỏi dùng từ nghi vấn tạo nên câu hỏi, câu nghi vấn xác nhận dùng để hỏi xem có đồng ý với ý kiến của người nói không, câu nghi vấn chỉ ý định dùng để hỏi đối phương về ý định của người nói và câu nghi vấn có hình thức nghi vấn diễn tả trần thuật, cảm thán, mệnh lệnh.
Câu nghi vấn thông thường
Vĩ tố kết thúc câu được dùng trong câu nghi vấn thông thường có ‘ㅂ/습니까?, -는(ㄴ/은)가?, -나?, -(ㄴ,/으)냐?, -(으)니?, -는/(으)ㄴ가요?, -나요?, -어(아/여)요?, -어(아/여)?…’. Ngữ điệu kết thúc câu là theo nguyên tắc lên giọng.
병원이 여기서 멉니까?
Bệnh viện cách đây xa không?
은행에서 돈을 찾았나?
Rút tiền ở ngân hàng chưa?
자전거가 고장이 났니?
Xe đạp hỏng rồi à?
비디오를 자주 빌려서 봐요?
Chị có thường mượn (băng) video xem không?
직장 생활이 재미있느냐?
Đi làm thú vị không?
Câu nghi vấn có từ nghi vấn?
Là trường hợp dùng các từ chỉ sự nghi vấn như ‘누구, 언제, 어디, 무엇, 어떻게, 어느…’ diễn tả câu nghi vấn. Lúc này có sự phân hóa về nghĩa tùy theo kiểu câu và ngữ điệu, nghĩa khác đi tùy theo việc nhấn giọng ở đâu, lên giọng hay xuống giọng ở cuối câu.
Trường hợp xuống giọng ở cuối câu khi những đại từ nghi vấn như ‘누구, 언제, 어디,…’ được dùng trong câu nghi vấn thông thường diễn tả muốn biết một cách cụ thể là người nào, khi nào, nơi nào, sự việc nào. Kết thúc câu xuống giọng.
가: 누가 왔어요?
Ai đến vậy?
나: 동생이 왔어요.
Em đến.
가:어디서 헤어졌어요?
Chia tay ở đâu thế
나: 그 사람 집 앞에서 헤어졌어요.
Chia tay ở trước nhà người đó.
가: 아이들이 운동장에서 뭘 해요?
Bọn trẻ làm gì ở sân vận động?
나: 야구를 해요.
Chơi bóng chày.
가: 소주 몇 병 드릴까요?
Mấy chai Soju ạ?
나: 두 병 주세요.
Cho hai chai.
가: 언제 라면이 먹고 싶어요?
Khi nào bạn muốn ăn mì gói?
나: 밤 늦게 공부할 때 라면 갱각이 나요.
Khi nào học bài khuya tôi nghĩ đến mì gói.
Trường hợp ‘누구, 언제, 어디,…’ được dùng trong câu nghi vấn hoặc câu trần thuật với tư cách là những danh từ thường (từ không xác định) thì diễn tả người hoặc thời gian, nơi chốn thông thường chứ không phải người hoặc thời gian, nơi chốn chỉ định riêng. Lúc này nhấn giọng ở vị ngữ của câu và lên giọng ở cuối câu.
가: 어디 가세요?
Anh đi đâu à?
나: 예, 어디 좀 가요.
Vâng, tôi đi đâu đó một tí.
가: 누가 왔어요?
Có ai đến ư?
나: 예, 누가 왔어요.
Vâng, ai đó đã đến.
가: 저 아이들이 뭘 먹고 있어요?
Bọn trẻ đang ăn gì à?
나: 예, 뭘 먹고 있나 봐요.
Vâng, hình như đang ăn gì đó.
가: 어디 앉으셔야지요?
Phải ngồi xuống đâu đó chứ nhỉ?
나: 예, 어디 좀 앉아야지요.
Vâng, phải ngồi xuống đâu đó thôi.
가: 동전이 많은데 몇 개 줄까?
Nhiều đồng xu lắm, cho mấy đồng nhé?
나: 응, 많으면 멏 개 줘.
Ừ, nếu nhiều thì cho mấy đồng đi.
Câu nghi vấn xác nhận
Là câu nghi vấn mà người nói đoán rằng ý kiến của người nghe cũng giống như của mình, mong muốn xác nhận xem có đồng ý với ý kiến của mình không. Đối với dạng câu nghi vấn này, dùng vĩ tố kết thúc câu ‘-지?, -지요?, 그렇지?, 그렇지 않습니까?’ vào câu trần thuật thông thường.
Trường hợp dùng ‘-지?, -지요?’
산에 오르니 시내가 다 보이지?
Lên núi nhìn thấy hết nội thành nhỉ?
내 발음이 많이 좋아졌지?
Phát âm của tôi tốt hơn nhiều rồi nhỉ?
너무 늦게 전화드렸지요?
Em gọi điện muộn quá nhỉ?
더우니까 시원한 맥주 생각이 나지요?
Nóng nên nghĩ đến bia ướp lạnh nhỉ?
두 사람이 서로 잘 통하는 것 같지요?
Có lẽ hai người rất hiểu nhau nhỉ?
Trường hợp dùng câu nghi vấn xác nhận câu trước như ‘그렇지요?’ thêm vào câu trần thuật thông thường: Phép tôn ti của câu trước và câu sau phải phù hợp với nhau.
오늘 강의는 참 지루했어. 그렇지?
Bài giảng hôm nay thật là chán, đúng không?
어려울 때 친구가 생각납니다. 그렇지요?
Lúc khó khăn thì nghĩ đến bạn bè, đúng không?
여행은 사람을 즐겁게 해요. 그렇지 않아요?
Du lịch làm cho người ta vui vẻ, không phải thế ư?
적당한 휴식은 참 필요한 거야. 그렇지?
Nghĩ ngơi thích hợp là rất cần thiết, đúng không?
역시 그는 이기적인 사람이다. 그렇지 않아?
Anh ta đúng là người ích kỷ, không phải vậy sao?
Phụ chú
Mặc dù cùng là câu nghi vấn xác nhận đi nữa những trường hợp (1) có cảm xác dò xét ý đối phương một cách khiêm tốn, còn trường hợp (2) có cảm giác ép buộc đồng ý với ý kiến của người nói.
Câu nghi vấn ý đồ
Là trường hợp hỏi người nghe về ý đồ mà người nói muốn thực hiện, vĩ tố kết thúc câu có ‘-라?, -ㄹ까요?, -ㄹ까?’. Không có hình thái tôn trọng diễn tả sự đề cao.
제가 댁까지 모셔다 들릴까요?
Cháu đưa bác về nhà nhé?
시장에는 제가 갔다가 올까요?
Em đi chợ rồi đến nhé?
내가 좀 도와 줄까?
Tôi giúp cho tí nhé?
내가 아버지께 말씀 드리랴?
Anh thưa chuyện với ba nhé?
우산을 빌려주랴?
Cho mượn dù nhé?
Phụ chú
‘-ㄹ까(요)?’ có nghĩa khác nhau tùy theo chủ ngữ. Khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất số ít như ở đây thì diễn tả ý đồ của người nói, khi chủ ngữ là ngôi thứ ba thì được dùng như vĩ tố kết thúc câu nghi vấn đơn thuần. ☞-(으)ㄹ까(요)?
Những loại câu nghi vấn khác: câu nghi vấn trần thuật, câu nghi vấn cảm thán, câu nghi vấn mệnh lệnh
Câu nghi vấn trần thuật
Là trường hợp hình thức là câu nghi vấn nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà dùng hình thức của câu nghi vấn để diễn tả trần thuật nhấn mạnh. Vì là cách diễn đạt nhấn mạnh nên cũng có thể không cung kính tôn trọng.
이렇게 늦은 시간에 어떻게 전화를 합니까?
Sao lại gọi điện muộn thế này?
혹시 박 선생님이 아니십니까?
Có phải thầy Park không ạ?
내가 무슨 말을 했다고 그래요? 아무말도 안 했어요.
Tôi đã nói gì sao? Không nói gì hết mà.
그렇게 할 일이 없니?
Không có chuyện làm như thế ư?
아는 사람이라면 인사를 하지 않았을까요?
Người quen mà không chào hỏi ư?
Câu nghi vấn cảm thán
Là trường hợp có hình thức câu nghi vấn nhưng diễn tả cảm giác mạnh.
이게 누구야?
Ai thế này?
이게 뭐야?
Cái gì đây?
이 얼마나 아름다운 모습이냐?
Một hình ảnh đẹp đẽ biết bao nhỉ?
어쩌면 목소리가 저렇게 고울까요?
Giọng sao mà tuyệt thế?
한강 다리가 끊어지다니! 이런 일이 또 있을까?
Cầu Hangang bị gãy! Có chuyện đó sao?
Câu nghi vấn mệnh lệnh
Là trường hợp có hình thức câu nghi vấn nhưng diễn tả mệnh lệnh bằng cách diễn đạt nhấn mạnh.
왜 나한태 화를 내십니까? (화 내지 마십시오)
Sao anh lại nổi nóng với tôi?
9시인데 안 일어나니? (어서 일어나라!)
Chín giờ mà còn không thức dậy à? (Dậy mau!)
왜 이렇게 잠을 못 주무세요? (어서 주무세요)
Sao ông không ngủ vậy ạ? (Ngủ mau đi ạ)
우리 아기 좀 봐 주시겠어요? (좀 봐 줘요.)
Cô trông hộ bé của cháu một tý nhé? (Trông giúp một tí)
커피 한잔 만들어 주겠어? (만들어 줘.)
Làm giúp một ly cà phê nhé? (Làm giúp với)
Câu đề nghị
Là loại câu mà người nói đề nghị và thỉnh cầu người nghe cùng thực hiện hành động, có các vĩ tố kết thúc câu như ‘-(으)ㅂ 시다, -(으) 십시다, -세, -자, -자꾸나, -어(아/여)요, -(으)시지요, -어(아/여), -지…’. Tuy người nói và người nghe cùng là chủ thể của câu nhưng tỉnh lược chủ ngữ và trở thành câu chỉ có vị ngữ. Trường hợp đề nghị người nghe một cách rất tôn trọng tuy cũng dùng ‘(으)ㅂ 시다, -(으)십시다’ nhưng dùng ‘-(으)시지요’ thì loại trừ được người nói ra khỏi chủ ngữ và diễn tả sự đề nghị tôn trọng đối phương.
좀더 기다려 봅시다.
Chúng ta hãy chờ thêm tí nữa!
몸과 마음을 깨끗이 하자.
Chúng ta hãy làm cho thể xác và tinh thần trong sạch!
오늘은 그만 마시고 일어나세.
Hôm nay chúng ta uống bây nhiêu (và dậy) thôi!
오랜만에 이야기나 하지꾸나.
Lâu rồi chúng ta trờ chuyện tí nhé!
말씀을 낮추시지요.
Xin hãy hạ giọng!
Câu mệnh lệnh
Phần lớn các trường hợp câu mệnh lện tỉnh lược chủ ngữ và chỉ diễn đạt bằng vị ngữ. Kết thúc câu một cách dứt khoát và không để lại dư âm.
Câu mệnh lệnh thông thường
Dùng các vĩ tố kết thúc câu ‘-(으)십시요, -게, -어(아/여)라, -어(아/여)요, -아(어/여), -지’. ‘-ㅂ시오’ luôn gắn vào vĩ tố dạng tôn trọng ‘-시-‘ và dùng dưới dạng ‘-(으)십시오’. Để diễn tả nghĩa kiêm nhường thì gắn trợ động từ khiêm nhường ‘-어(아/여) 주다’ vào dùng dưới dạng ‘-어(아/여) 주십시오’. Các vĩ tố kết thúc câu diễn tả mệnh lệnh chỉ kết hợp với động từ mà không dùng với tính từ và vị từ 이다. Trường hợp động từ có dạng tôn trọng riêng như ‘드리다, 여쭙다’ thì dùng ‘-(으)십시오’ sau căn tố dạng tôn trọng.
시청서는 내일까지 내십시요.
Đến ngày mai anh hãy nộp đơn xin nhé!
이 어른께 인사드리게.
Con chào người lớn này đi.
게발 싸우지 좀 말아라.
Xin đừng có gây gổ!
똑바로 가다가 네거리에서 좌회전 하세요.
Hãy đi thẳng rồi rẽ trái ở ngã tư!
얘, 텔레비전 좀 틀어 봐.
Con à, vặn TV coi nào!
Câu mệnh lệnh cho phép
Trong các loại câu diễn tả mệnh lệnh có loại câu người nói cho phép làm theo ý định của người nghe. Vĩ tố kết thúc câu dùng lúc này là ‘-렴, -려무나’ và chúng được dùng trong cách nói thường.
할 말이 있으면 직접 만나서 하렴.
Nếu có điều muốn nói thì gặp trực tiếp mà nói!
무엇이든지 네 마음대로 하려무나.
Hãy làm bất cứ điều gì theo ý em!
연락하기 싫으면 그만두렴.
Nếu không thích liên lạc thì thôi vậy!
휴일이니 청소 좀 하렴!
Vì là ngày nghỉ nên dọn dẹp đi!
급한 일이거든 휴대전화로 연락하려무나.
Nếu là việc gấp thì hãy liên lạc bằng điện thoại cầm tay nhé!