Cách nói tôn trọng và cách nói thường
Mục lục
- Trường hợp đề cao chủ ngữ là chủ thể của câu (tôn trọng chủ thể)
- Vĩ tố dạng tôn trọng ‘-(으)시-‘
- Dù chủ ngữ là người trên so với người nói đi nữa nhưng nếu người nghe trên chủ ngữ thì không dùng dạng tôn trọng.
- Dù chủ ngữ là nhân vật đáng tôn trọng đi nữa nhưng không phải là quan hệ thân phận có tính chất cá nhân, khi nói theo lập trường khách quan và chính thức thì không dùng cách nói tôn trọng.
- Có trường hợp gián tiếp đề cao sự vật có quan hệ với người đáng được tôn trọng.
- Trường hợp người nói đề cao người nghe (tôn trọng đối phương)
- Thể trang trọng có tính đường hoàng, trực tiếp và khách quan hơn so với thể không trang trọng. Vì vậy, thể trang trọng được dùng nhiều như cách nói chính thức, còn thể không trang trọng được dùng nhiều trong hội thoại thường nhật.
- Thể 하십시오 là cách nói diễn tả sự tôn trọng cao nhất của tập hợp thể trang trọng và thể không trang trọng.
- Thể 하게
- Thể 해라 là cách nói rất thấp, được dùng với trẻ con hay người dưới. ☞Thể 해라
- Thể 해요
- Thể 해
- Các cách tôn trọng khác
Trong đàm thoại có người nói và người nghe cũng như có người xuất hiện trong lời nói. Cách nói tôn trọng và cách nói thường có cấp độ tôn ti được xác định theo quan hệ tương hỗ giữa những người này, trước tiên có thể chia thành trường hợp tôn trọng chủ ngữ của câu (tôn trọng chủ thể) và trường hợp tôn trọng người nghe (tôn trọng đối phương).
Phụ chú
Trong các ngôn ngữ trên thế giới có nhiều ngôn ngữ thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe hoặc nhân vật xuất hiện trong lời nói không phức tạp lắm nên người nói không nghĩ đến cách nói tôn trọng cũng được. Tuy nhiên cách nói tôn trọng chiếm vị trí khá quan trọng trong tiếng Hàn. Hàn Quốc từ xưa là một xã hội phong kiến truyền thống nên sự phân biệt giữa các giai tầng rõ rệt và nghiêm khắc. Ở Hàn Quốc có lối suy nghĩ mang tính Nho giáo với tư tưởng ‘nam tôn nữ ti’ và ‘trưởng ấu hữu tự’ (trật tự phải tuân thủ giữa người nhiều tuổi và người trẻ tuổi) cũng như có trật tự quan hệ gia đình tồn tại trong chế độ đại gia đình. Vì những lý do này mà người Hàn Quốc đề cao hay hạ thấp đối phương tùy theo địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ gia đình, thậm chí cùng là bạn bè với nhau đi nữa cũng đề cao hay hạ thấp đối phương theo mức độ thân sơ. Vì vậy, trong tiếng Hàn cách nói tôn trọng và cách nói thường là một phần quan trọng trong đời sống ngôn ngữ, có thể nói phải sử dụng tốt cách nói tôn trọng thì mới có thể thực sự được cho là giỏi tiếng Hàn.
Trường hợp đề cao chủ ngữ là chủ thể của câu (tôn trọng chủ thể)
Vĩ tố dạng tôn trọng ‘-(으)시-‘
Gắn vĩ tố dạng tôn trọng ‘-(으)시-‘ vào sau động từ, tính từ, vị từ 이다 làm vị ngữ để diễn tả nghĩa tôn trọng chủ ngữ của câu. Nếu căn tố của vị từ kết thúc bằng nguyên âm thì gắn ‘-시-‘, kết thúc bằng phụ âm thì gắn ‘-으시-‘.
모두들 자리에 앉으십시오.
Xin mời mọi người ngồi vào chỗ.
최 선생은 얘기를 재미있게 하시지요?
Ông Choi nói chuyện thú vị nhỉ.
오래 기다리시게 해서 미안합니다.
Xin lỗi vì đã để anh chờ lâu.
즐거운 시간 되시기를 빕니다.
Chúc quý vị có được thời gian vui vẻ.
이 분이 벤처 기업의 사장이십니다.
Vị này là giám đốc của doanh nghiệp Venture.
Dù chủ ngữ là người trên so với người nói đi nữa nhưng nếu người nghe trên chủ ngữ thì không dùng dạng tôn trọng.
선생님, 이 사람이 제 남편입니다.
Thưa thầy, người này là chồng em ạ.
할아버지, 저기 아버지가 옵니다.
Ông ơi, ba cháu đến kìa.
교수님, 형이 유학을 떠났습니다.
Thưa giáo sư, anh cháu đã đi du học rồi ạ.
어머니, 아범이 돌아와요.
Mẹ ơi, chồng con về.
할머니, 이 양말을 어머니에게 갖다 줄까요?
Bà ơi, cháu mang đôi vớ này cho mẹ cháu nhé?
Dù chủ ngữ là nhân vật đáng tôn trọng đi nữa nhưng không phải là quan hệ thân phận có tính chất cá nhân, khi nói theo lập trường khách quan và chính thức thì không dùng cách nói tôn trọng.
윤 장관은 다음과 같이 말했다.
Bộ trưởng Yoon đã nói như sau.
김 대통령은 유럽 방문 길에 올랐다.
Tổng thống Kim đã lên đường thăm châu Âu.
이순신 장군은 위대한 인물이다.
Tướng quân Lee Sun-sin là một nhân vật vĩ đại.
저것은 임금이 앉던 자리다.
Đó là chỗ vua từng ngồi.
세종대왕은 백성을 위하여 한글을 만들었다.
Vua Sejong (Thế Tông đại vương) đã sáng chế chữ Hàn vì bá tánh.
Có trường hợp gián tiếp đề cao sự vật có quan hệ với người đáng được tôn trọng.
연세가 어떻게 되섰어요?
Ngài bao nhiêu tuổi ạ?
댁이 어디신가요?
Nhà bà ở đâu ạ?
사장은 돈이 많으신가 보다.
Hình như giám đốc nhiều tiền lắm.
사모님은 음식 솜씨가 좋으시다.
Tài nấu ăn của bà thật tuyệt vời.
박 교수님은 따님만 있으시다.
Giáo sư Park chỉ có mỗi cô con gái.
Trường hợp người nói đề cao người nghe (tôn trọng đối phương)
Nếu người nói quyết định cấp độ nói theo quan hệ giữa bản thân người nói với người nghe thì cấp độ tôn trọng đó được thể hiện bằng vĩ tố kết thúc câu. Cấp độ này được chia thành thể trang trọng (격식체) và thể không trang trạng (비격긱체) tùy thuộc vào cách nói có tính nghi thức hay không, rồi lại chia thành năm cáp độ tùy thuộc vào cách nói tôn trọng hay cách nói thường. Đó là thể 하십시오, thể 하게, thể 해라, thể 해요, thể 해.
Thể trang trọng có tính đường hoàng, trực tiếp và khách quan hơn so với thể không trang trọng. Vì vậy, thể trang trọng được dùng nhiều như cách nói chính thức, còn thể không trang trọng được dùng nhiều trong hội thoại thường nhật.
삼사합니다.
Xin cảm ơn. (thể trang trọng)
고마워요.
Cám ơn. (thể không trang trọng)
Thể 하십시오 là cách nói diễn tả sự tôn trọng cao nhất của tập hợp thể trang trọng và thể không trang trọng.
☞[Phụ lục 4] Hệ thống vĩ tố kết thúc câu
Phụ chú
Về vĩ tố diễn tả sự tôn trọng cao hơn thể 하십시오 có ‘-나이다, -나이까?, -(으)소서, -(으)시옵소서…’ nhưng hầu như không còn được dùng trong hội thoại thường nhật ngày nay nữa.
Gữa thể 하십시오 và thể 하게 trong thể trang trọng còn có thể 하오 (-오, -ㅂ시다, -시오) nhưng ‘하오’ và ‘하시오’ không còn được dùng nhiều trong hội thoại hiện nay nên lược bỏ ở đây.
Thể 하게
Được dùng khi xét về tuổi tác hay chức vụ một cách khách quan thì người nghe đáng được tôn trọng nhưng ở vị trí tương đối thấp hơn người nói. Chẳng hạn như cách nói của giáo sư đối với sinh viên, cha mẹ vợ đối với chàng rể, giám đốc có tuổi đối với nhân viên trẻ. ☞Thể 하게
나 가게.
Tôi đi đây.
자네 이제 가나?
Bây giờ cậu đi à?
어서 가게.
Đi mau đi.
이제 그만 가세.
Bây giờ đừng đi nữa.
바쁘네.
Bận quá.
Thể 해라 là cách nói rất thấp, được dùng với trẻ con hay người dưới. ☞Thể 해라
온다. | 오니? | 오자 | 오너라. |
간다. | 가니? | 가자. | 가거라. |
먹는다. | 먹니? | 막자. | 막아라. |
있다. | 있니? | 있자. | 있거라. |
Thể 해요
Là cách nói tôn trọng của thể không trang trọng, được hình thành bằng cách gắn vĩ tố kết thúc câu ‘요’ vào cách nói thường thể không trong trọng ‘어/아/여’. Nó được dùng trong cả bốn hình thánh kết thúc câu. ☞Thể 해요
앉아요, 마셔요, 먹있어요, 돈이에요
Thể 해
Tuy là cách nói thường của thể không trang trọng nhưng cũng được dùng rộng rãi đối với thể 하게 và thể 해라. ☞Thể 해
앉아, 마셔, 먹있어, 돈이야
Phụ chú
Về sự tôn trọng trong câu, mức độ đề cao chủ ngữ và vị ngữ phải tương ứng với nhau. Tức người nói phán đoán mức độ đề cao người nghe và người xuất hiện trong câu mà quyết định dùng cách nói tôn trọng ở cấp độ nào và phải phối hợp mức độ tôn trọng của chủ ngữ với tân ngữ và vị ngữ (quan hệ hô ứng của câu). Ví dụ như trong câu ‘아버지께서 진지를 잡수십니다.’ (Ba dùng cơm) thì trợ từ ‘-께서’ và ‘진지’ cùng với ‘잡수시다’ tạo thành mối quan hệ hô ứng với nhau. Còn câu ‘영수야, 아버지께서 진지를 잡수시니?’ (Young-su à, bà dùng cơm không?) thì người nghe là người dưới nên dùng vĩ tố kết thúc câu thể 해라, trợ từ hô cách ‘-야’ và ‘-니?’ hô ứng với nhau. Trong câu ‘저는 중국 사람이에요.’ (Tôi là người Trung Quốc) thì người nghe là người đáng được tôn trọng nên dùng ‘-저’ tự hạ thấp mình và dùng vĩ tố kết thúc câu ‘-에요’ của thể 해요.
Các cách tôn trọng khác
Cách nói diễn tả sự tôn trọng ngoại việc gắn vĩ tố dạng tôn trọng ‘-시-‘ hoặc phân biệt bằng vĩ tố kết thúc câu ra còn có:
- Trường hợp thay đổi căn tố của vị từ
- Trường hợp gắn hậu tố vào danh từ chỉ người
- Trường hợp thay đổi hình thái của danh từ chỉ sự vật
- Trường hợp thay trợ từ gắn vào danh từ bằng trợ từ dạng tôn trọng
- Trường hợp hạ thấp người nói hoặc sự vật thuộc về người nói
Trường hợp tự thân vị từ mang nghĩa tôn trọng
Vị từ không gắn vĩ tố dạng tôn trọng ‘-(으)시-‘ vì căn tó của vị từ đã bao hàm nghĩa tôn trọng.
먹다 - 잡수시다
Ăn - dùng
자다 - 주무시다
Ngủ
있다 - 계시다
Có
주다 - 드리다
Cho - dâng, biếu
말하다 - 여쭙다
Nói - thưa, bẩm
죽다 - 돌아가시다
Chết - qua đời
데려가다 - 모셔가다
Dẫn đi - đưa đi
Trường hợp gắn ‘-님’ vào danh từ chỉ người
선생 - 선생님 (thầy, ông…)
형 - 형님 (anh)
누나 - 누님 (chị)
기사 - 가사님 (tài xế - bác tài)
박사 - 박사님 (tiến sĩ - ngài tiến sĩ)
어머니 - 머머님 (mẹ)
사장 - 사장님 (giám đốc - ngài giám đốc)
목사 - 목사님 (mục sư - ngài mục sư)
딸 - 따님 (con gái - cô nhà)
아들 - 아드님 (con trai - cậu nhà)
Trường hợp danh từ mang nghĩa tôn trọng
Sự vật thuộc về người đáng được tôn trọng thể hiện sự tôn trọng gián tiếp, những từ sau diễn tả nghĩa tôn trọng khác với hình thái thông thường.
사람 - 분 (người - vị), 밥 - 진지 (cơm), 말 - 말씀 (lời nói), 병 - 병환 (bệnh), 집 - 댁 (nhà), 술- 약주 (rượu), 나이- 연세 (tuổi)
Trường hợp gắn trợ từ chỉ sự tôn trọng vào danh từ chỉ người
가/이 - 께서, 에게 - 께
Trường hợp danh từ có nghĩa hạ thấp
Để đề cao đối phương, ngoài việc người nói đề cao đối phương ra, bằng cách nói hạ thấp mình hoặc sự vật thuộc về mình cũng diễn tả hiểu quả đề cao đối phương. Cách nói hạ mình của người nói xuất hiện nhiều ở đại từ chỉ người.
나 - 저 (tôi, tao - em, cháu…), 선생 - 너 (ông - mày, mi), 우리 - 저희 (chúng tôi - chúng em, chúng cháu..)
Phụ chú
‘말’ và ‘말씀’ Tuy danh từ ‘말씀’ là từ tôn trọng của ‘말’ nhưng lại trở thành cách nói hạ thấp khi người nói tự nói về lời nói của mình. Ví dụ:
제 말씀은 그런 뜻이 아닙니다.
Lời cháu không phải ý đó ạ.
선생님께 드릴 말씀이 있습니다.
Em có điều muốn thưa với thầy ạ.
우리는 많은 분의 참여를 부탁한다는 말씀입니다.
Ý chúng tôi là mong nhiều người tham dự.