Động từ sai khiến

Mục lục

Động từ sai khiến (사동사) trong tiếng Hàn được hình thành bằng cách gắn các vĩ tố dạng sai khiến ‘-이, -히, -기, -리, -우, -추, -구’ vào sau các căn tố của động từ. Tuy nhiên không có quy tắc nhất định về việc vĩ tố dạng sai khiến nào kết hợp với động từ nào. Vì vậy, giống như động từ bị động, phải ghi nhớ theo đơn vị từ vựng.

[Phụ lục 8] Động từ sai khiến thường dùng

Căn tố của động từVĩ tố dạng sai khiếnĐộng từ sai khiến
보다-이-보이다
살다-리-살리다
넓다-히-넓히다
자다-우-재우다
벗다-기-벗기다
낮다-추-낮추다

Động từ sai khiến có trường hợp chỉ cần một tân ngữ trực tiếp trong câu và cũng có trường hợp cần tân ngữ trực tiếp lẫn tân ngữ gián tiếp. Tùy theo điều này mà chia cấu trúc câu thành một số loại hình như sau.

Trường hợp chỉ có một tân ngữ

Danh từ이/가 + Danh từ을/를 + Động từ (động từ sai khiến)

형이 동생을 울린다.

Anh làm em khóc.

남자 아이들이 나를 자꾸 놀려요.

Bọn con trai thường hay trêu đùa tôi.

개미가 불쌍하니까 죽이지 말고 살려 주자.

Kiến đáng thương nên đừng giết mà hãy cho chúng sống.

설사를 하면 엄마는 아이를 굶깁니다.

Hễ tiêu chảy là mẹ cho con nhịn ăn.

하숙집 아주머니가 아침마다 우리를 깨웁니다.

Cô chủ nhà trọ đánh thức chúng tôi mỗi sáng.

Trường hợp có tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, tân ngữ gián tiếp là người nên dùng trợ từ ‘-에게’

Danh từ이/가 + Danh từ에게 + Danh từ을/를 + Động từ (động từ sai khiến)

어머니는 아기에게 우유를 먹입니다.

Mẹ cho bé uống sữa.

나에게 여자 친구 사진 좀 보여주세요.

Cho tôi xem hình bạn gái với.

그는 나에게 동창들의 소식을 들려 주었다.

Nó đã kể cho tôi nghe tin về bạn học.

이 외투를 영수한테 입혀요.

Mặc áo khoác này cho Young-su.

아이들에게는 책을 많이 읽히는 것이 제일이에요.

Tốt nhất là cho bọn trẻ đọc nhiều sách.

Trường hợp tân ngữ gián tiếp không phải là người nên cần đến danh ngữ kết hợp với trợ từ khác ‘에게’

Danh từ이/가 + Danh từ을/를 + Danh từ에/로 + Động từ (động từ sai khiến)

어머니는 아이를 의자에 앉혔습니다.

Mẹ cho con ngồi vào ghế.

친척 집에서 살다가 기속사로 옮겼어요.

Sống ở nhà bà con rồi chuyển vào ký túc xá.

미안하지만 오늘 차 좀 태워주세요.

Xin lỗi hôm nay anh cho em quá giang xe nhé.

이 양복을 세탁소에 맡겨 주세요.

Giao giúp bộ Âu phục này cho tiệm giặt với.

아내는 남편이 선물을 어디에 숨겨 놓았는지 몰랐어요.

Vợ không biết chồng giấu món quà ở đâu.

Phụ chú

Trong số các động từ có loại có cùng hình thái bị động lẫn hình thái sai khiến, việc phân biệt chúng là động từ bị động hay động tự sai khiến được thực hiện bằng ngữ cảnh. Ví dụ: 보이다 (được thấy, cho xem), 들리다 (được nghe, cho nghe), 안기다 (được ôm, ôm), 읽히다 (được đọc, cho đọc), 잡히다 (bị bắt, cho bắt), 업히다 (được cõng, cho cõng).

Trường hợp hình thái sai khiến và bị động giống nhau hoặc không giống nhau đi nữa, khi muốn thể hiện hình thái sai khiến một cách rõ ràng thì dùng thêm trợ vị từ ‘-어 주다’. Ví dụ: 보이다 - 보여 주더 (cho xem), 씻기다 - 낏겨 주다 (cho rửa), 들리다 - 들려 주다 (cho nghe), 먹이다 - 먹여 주다 (cho ăn).

Ngoài cách gắn vĩ tố dạng sai khiến còn gắn trợ động từ ‘-게 하다’ để tạo nên hình thái sai khiến. ☞-게 하다